(Để truy cập các link trong bài viết, bạn hãy liên hệ với đại lý của Bive đang hỗ trợ bạn nhé)
Trong nuôi dạy con, điều kiện tiên quyết không thể thiếu chính là tình thương bao la của cha mẹ. Vì chỉ khi cha mẹ trao cho con tình yêu thương của mình, con mới lớn lên với trái tim trong sáng, biết cư xử nhẹ nhàng, hòa đồng, luôn tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và môi trường xung quanh. Đồng thời, cha mẹ cũng phải nuôi dạy để con phát triển tối đa những tố chất và tài năng ưu việt.
Muốn nuôi dạy nên những đứa con ưu việt, cha mẹ phải giáo dục ngay từ khi con mới lọt lòng. Loại hình giáo dục để trẻ làm bất cứ điều gì trẻ muốn vẫn thường được ca ngợi là cách giáo dục mang lại hạnh phúc cho cả cha mẹ và con cái, nhưng trên thực tế, phương pháp giáo dục này có thể nuôi dạy nên những em bé thiếu kỷ luật và ít quan tâm đến người khác. Ngược lại, Cách nuôi dạy mang tính bó buộc, khi cha mẹ mong muốn con mình trở thành thiên tài lại khiến mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái trở nên căng thẳng.
Với mong muốn đem lại cho ba mẹ một phương pháp giáo dục cân bằng, tránh lệch lạc, Bive mang đến cho ba mẹ các chương trình giáo dục sớm dựa trên nghiên cứu chuyên sâu, kỹ lưỡng trên các phương diện khác nhau về giáo dục. Chuỗi bài học này là những hướng dẫn cụ thể, thực tiễn, dễ áp dụng, để ba mẹ đồng hành giáo dục sớm cùng con, sử dụng website: bive.edu.vn.
Nuôi dạy trẻ giai đoạn 0-1 tuổi cùng Bive Edu:
1- Đảm bảo các mốc phát triển của trẻ:
Các mốc phát triển là các hành vi hoặc kỹ năng thể chất được thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các mốc này được phân loại thành các lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Nhận thức: Kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề và tư duy.
- Vận động: Kỹ năng vận động thô và tinh, chẳng hạn như bò, đi và cầm nắm.
- Xã hội: Tương tác với người khác, hình thành mối quan hệ và tham gia vào các hoạt động xã hội.
- Cảm xúc: Tự chủ, đồng cảm, hiểu và thể hiện cảm xúc.
- Ngôn ngữ: Nói, hiểu ngôn ngữ
Trong giai đoạn 0-1 tuổi, trẻ có sự phát triển nhanh chóng và thay đổi theo từng tuần tuổi. Vì vậy, ở giai đoạn này, việc đảm bảo cho trẻ phát triển tốt theo các mốc phát triển cơ bản là vô cùng quan trọng.
Ba mẹ có thể sử dụng chuỗi video hướng dẫn các hoạt động tương tác cùng bé theo từng tuần tuổi trên Bive, ở mục lịch hoạt động mẫu => chơi tương tác cùng bé giai đoạn 0-1 tuổi.
Hoặc: Click vào đây để truy cập
.
2- Phát triển các tác động, kích thích phát triển cực tốt cho trẻ:
Trẻ nhỏ ở giai đoạn không đến một tuổi có thể lĩnh hội những tố chất thiên tài khi được đặt vào một môi trường giáo dục bậc cao vì ở giai đoạn sau sinh, trẻ có năng lực hấp thụ bí ẩn. Tuy nhiên, nếu không được gặp môi trường phù hợp, năng lực này sẽ không những không xuất hiện được mà còn bị lụi tàn nhanh chóng. Ngược lại, nếu được luyện tập liên tục trong điều kiện tốt, trẻ sẽ định hình được những tố chất xuất chúng trong tương lai.
Giai đoạn 1: Từ khi chào đời đến 3 tháng tuổi:
Đây là giai đoạn mà năng lực tiếp nhận thông tin bên ngoài của trẻ mạnh nhất. Cha mẹ nên sáng tạo những cách tác động đến 5 giác quan chính của trẻ: thị giác, thình giác, vị giác, khứu giác.
**Thị giác:
Khi con mới chào đời, cha mẹ hãy đặt xung quanh giường nằm của trẻ những bức tranh đẹp, nổi tiếng trên thế giới, hoặc các loại tranh có màu sắc tương phản cao. Cha mẹ nên trang trí ngôi nhà với các đồ vật nhiều màu sắc, như các chậu hoa hay đồ chơi để quanh con luôn có những sắc màu tươi sáng.
🍄🍄 Tải tranh tương phản cho bé tại đây.
🍄🍄 Tải file một số tác phẩm hội họa nổi tiếng thế giới tại đây.
Sau khi con được một tháng tuổi, hãy cố gắng cho con luyện tập mắt mỗi ngày khoảng ba phút bằng cách sử dụng các bảng kẻ ô vuông trắng đen. Cách làm này sẽ giúp con phát huy được năng lực tập trung, lúc đầu là năm giây và sau đó tăng lên sáu mươi~ chín mươi giây. Năng lực tập trung chính là chìa khóa giúp con học tập và tiếp thu tốt sau này, vì vậy khi năng lực tập trung của con phát triển trẻ sẽ nhanh chóng học hỏi được nhiều thứ.
Cách luyện mắt cho bé 0-3 tháng tuổi:
.
.
🍄🍄 Tải file luyện mắt cho bé tại đây.
Khi con bắt đầu ngưng để ý đến các hình họa tiết đang có, ba mẹ hãy thay bằng các bức họa tiết hoặc tranh ảnh khác, hoặc tráo đổi vị trí, chiều hướng của các bức tranh.
**Thính giác:
Tiếp theo, cha mẹ hãy cùng con nghe những bản nhạc hay, những ca khúc có giai điệu nhẹ nhàng, mỗi ngày khoảng ba lần, mỗi lần mười lăm phút với mức âm lượng vừa phải. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng khi cho con nghe những âm thanh từ máy móc trong khoảng thời gian dài, thính giác của con sẽ thích ứng dần với những âm thanh đó và có khả năng mất dần phản ứng với những lời nói của cha mẹ.
Vì vậy, cha mẹ hãy trò chuyện và chơi cùng con bằng cách đặt bé đứng trên đùi và lắc lư theo điệu nhạc hoặc giữ hai nách của con rồi nâng lên xuống, hòa theo bản nhạc để con nhảy múa.
.
Phần âm nhạc trên Bive có rất nhiều giai điệu nhẹ nhàng phù hợp để kích thích thính giác cho bé. Với bé 0-1 tuổi ba mẹ có thể cho bé nghe và vận động theo nhạc từ bài thứ 19 trong chương trình âm nhạc của Bive.
🍄🍄 Truy cập phần học âm nhạc trên Bive tại đây.
Một số kênh nghe nhạc cho bé:
🍄🍄This Little Piggy – Bedtime videos
Quan trọng hơn, cha mẹ phải nuôi dạy con ngay từ khi mới sinh ra bằng những câu chuyện đa dạng và sử dụng phương pháp lặp đi lặp lại. Khi làm các hoạt động cùng con, như thay đồ, cho con ăn, tắm cho con, cha mẹ nên giới thiệu cho con biết tên các đồ vật. Mẹ hãy dạy con những từ đơn giản và gần gũi như các bộ phận cơ thể. Hãy chỉ vào tay con rồi nói: “Đây là tay của con này, tay của con nhé, tay đấy”. Rồi sau đó, cha mẹ tiếp tục dạy về những đồ vật xung quanh con như búp bê hay quả bóng. Việc lặp đi lặp lại một định nghĩa sẽ giúp con ghi nhớ âm thanh đó và sau này khi tới tuổi tập nói, con sẽ phát âm đúng và tốt hơn.
**Xúc giác:
Bài học đầu tiên của trẻ về xúc giác được học chính vào lúc bé bú sữa mẹ. Nếu nhìn kỹ hình ảnh của em bé bú mẹ, cha mẹ sẽ thấy rằng khi đã quen, trẻ có thể tìm được bầu sữa của mẹ rồi ngậm giữ trong miệng và bú rất nhanh. Ban đầu, có thể sữa sẽ bắn vào mũi trẻ, hoặc cằm trẻ sẽ va chạm vào ngực mẹ khiến trẻ khó bú được sữa. Vì vậy, mẹ nên giúp để con quen và tìm được núm vú nhanh hơn.
Mẹ hãy đặt miệng trẻ ở những vị trí khác nhau trên ngực, khi cảm nhận được khoảng trống trên bầu sữa mẹ, tiềm thức của trẻ sẽ phân biện được bên trên, bên dưới, bên trái và bên phải. (Ngoài việc cho bú, cha mẹ hãy dùng tay, gạc hay ống hút tiếp xúc vùng miệng trẻ để giúp trẻ nhớ được sự khác biệt để qua đó trẻ sẽ không mút bừa nữa.)
**Vị giác
Cách tốt nhất để kích thích vị giác cho trẻ là dùng băng gạc thấm vào nước ấm, nước lạnh, nước vị ngọt, cay hoặc chua, rồi lần lượt cho trẻ nếm thử từng vị một. Lưu ý, hãy cho trẻ thử mỗi vị một chút xíu thôi, vì trẻ con rất nhạy cảm.
Lực cầm nắm
Hãy để con nắm lấy ngón tay của mẹ. Nếu cha mẹ tập cho con cầm nắm đồ vật ngay từ lúc mới sinh ra, con sẽ trở nên nhanh nhẹn và khéo léo hơn. Vì càng gần lúc mới sinh, trẻ càng có khả năng cầm nắm đồ vật bên mình, nhưng khả năng này sẽ biến mất rất nhanh. Để khả năng này không bị mất đi, cha mẹ nên tập cho con cầm nắm đồ vật ngay từ khi mới chào đời.
Xem thêm chi tiết tại chuỗi video hướng dẫn mẹ tương tác cùng trẻ theo từng tuần tuổi.
Giai đoạn 2: Từ 4 đến 6 tháng tuổi:
* * Thị giác
Cha mẹ nên cho con xem những bức tranh, đồng thời kể con nghe câu chuyện về bức tranh đó.
Bộ thẻ tranh tốt nhất cho trẻ lúc này là các bộ tranh có hình ảnh màu sắc sinh động, ít chữ. Cụ thể, ba mẹ có thể sử dụng bộ thẻ tranh kích thích tư duy trên Bive để tương tác cùng con. Bộ thẻ kích thích tư duy trên Bive được thiết kế để in 2 mặt, sau đó cắt đôi làm thẻ A5, khi tráo thẻ, mẹ cho bé xem mặt trước, đồng thời đặt tay lên góc trên bên phải của thẻ và lật ngược xuống mặt sau cho bé xem đáp án và đọc đáp án cho bé nghe nhé:
.
🍄🍄 Truy cập bộ thẻ tranh kích thích tư duy cho trẻ tại đây.
Trong giai đoạn này, cha mẹ có thể thay tranh tương phản trang trí xung quanh con bằng các bộ thẻ tranh nhiều màu sắc khác. Đặc biệt, sẽ rất tốt nếu cha mẹ dán các poster chữ cái, chữ số sinh động quanh phòng con. Con sẽ có cảm giác quen thuộc với chữ cái và chữ số ngay từ nhỏ.
Khi đưa con ra ngoài dạo chơi hay đi bộ, cha mẹ hãy chỉ cho con nhìn thấy càng nhiều những hình ảnh ấn tượng nhất càng tốt. Trong lúc trẻ nhìn ngắm những phong cảnh đó, cha mẹ đừng quên nói rõ cho con biết đó là cái gì.
Ngoài ra, khi bế con đi quanh nhà, cha mẹ cũng phải dạy con biết tên gọi của những đồ vật trong nhà, giúp con ghi nhớ bằng phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần.
Khi cho con tiếp xúc bảng chữ cái, cha mẹ phải dạy đi dạy lại nhiều lần chữ cái đó. Bằng phương pháp này, một em bé người Mỹ mới sáu tháng tuổi đã có thể nhớ hết toàn bộ bảng chữ cái.
Hãy thử tìm hiểu phản ứng của con với ánh sáng đèn bằng cách quan sát mắt con có hướng về phía ánh sáng phát ra hay không. Có thể thử bằng cách bật đèn, chiếu một ngọn đèn nhỏ vào con, hay đưa ánh đèn đến gần rồi ra xa con. Qua những phản ứng của con, cha mẹ có thể sớm phát hiện được tật ở mắt con nếu có. Và nếu mắt con có vấn đề, để khắc phục, cha mẹ phải có những bài tập mắt đúng cách cho con.
Duy trì hoạt động luyện mắt cho trẻ.
Cha mẹ có thể thay thẻ đen trắng bằng các đồ chơi nhiều màu sắc hơn trong giai đoạn này. Đưa một đồ chơi lên trước mắt trẻ, đưa sang trái, sang phải, lên trên, xuống dưới, duy trì để trẻ tập trung dõi theo món đồ sẽ giúp con luyện khả năng tập trung.
Ba mẹ cũng có thể tải file luyện mắt trên Bive để in ra luyện cho con. Cách luyện là, đưa thẻ ra trước mắt con, một tay cầm thẻ, một tay cầm bút, hoặc dùng đầu ngón tay di theo các đường dọc, ngang, xiên, chéo trên thẻ để mắt con nhìn theo:
.
🍄🍄 Tải file luyện mắt cho bé tại đây.
** Thính giác
Cha mẹ hãy đưa con đến những nơi như công viên hoặc vườn hoa để con nghe được những âm thanh phong phú của tự nhiên. Ở giai đoạn này, cha mẹ nên cho con nghe những âm thanh nhỏ như tiếng trống lắc nhẹ nhàng, đồng thời nói chuyện với con mỗi ngày. Cha mẹ có thể tắm bồn cùng con, nói chuyện vui vẻ với con bằng ngữ điệu rõ ràng. Bên cạnh đó, cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể, đồng thời hỏi nhiều câu bằng giọng điệu tự nhiên, như: “Con có đói không? Con có muốn đi vệ sinh không? v.v…”. Điều đó sẽ khiến con yêu thích giọng nói và ghi nhớ được câu trả lời từ câu hỏi của cha mẹ. Việc con trả lời bằng những tiếng ê a phát ra từ cổ họng có thể xem như là bước đầu của một cuộc trò chuyện.
Khi nói chuyện, cha mẹ hãy cố gắng nói hướng vào tai phải của con, vì đối với trẻ dưới ba tháng tuổi, tai phải khá mẫn cảm, song sang tháng thứ tư, khả năng này không còn nổi bật nữa. Khi nói chuyện, hãy nhìn vào mắt con và bắt đầu bằng những câu nói giống nhau như: “Yuu, mẹ đây. Mẹ yêu Yuu của mẹ lắm đó. Yuu ngoan của mẹ”. Điều này sẽ giúp nuôi dưỡng trí nhớ cho con. Sau khi đã nói về một điều gì đó, hãy nhanh chóng cố gắng mô tả lời mình đã nói.
Đừng quên cho con nghe nhạc và thư giãn, đu đưa, vận động theo nhạc. Ba mẹ có thể sử dụng các phần học âm nhạc trên Bive để bé nghe và nhún nhảy nhé.
🍄🍄 Truy cập phần học âm nhạc trên Bive tại đây
**Xúc giác:
Cha mẹ có thể giúp con phát triển năng lực cầm nắm của bàn tay bằng cách để trẻ nắm trong tay nhiều đồ vật có chất liệu khác nhau như vải, len, bông, miếng bọt biển, giấy ăn,… Hãy đặt những món đồ chơi vào lại tay con và khuyến khích con cố gắng nắm và duỗi tay. Thông thường, khi được năm, sáu tháng tuổi, trẻ đã biết duỗi tay và có thể phát huy năng lực cầm nắm đồ vật, nhưng nếu đã được dạy nắm duỗi, cằm nắm đồ vật từ sớm, trẻ sẽ có thể thành thạo kỹ năng này. Nhờ vậy, con sẽ ham học hỏi hơn, trưởng thành nhanh hơn. Ngoài ra, còn có thể cho con ngâm cả hai tay vào nước ấm và nước lạnh, rồi để con đóng, mở hai bàn tay trong nước.
Vận động:
Cha mẹ để con sấp trên người và dạy con cố gắng nâng đầu lên để giúp rèn luyện cơ cổ cho con.
Giai đoạn 3: Từ 7 đến 12 tháng tuổi:
** Thị giác
Giai đoạn này thị giác của bé đã phát triển hơn, cha mẹ đã có thể cho con nhìn những chuyển động đơn giản. Hãy mở cửa sổ ra, để con trông thấy chuông gió chuyển động, nhìn những cành cây đung đưa trong gió. Khi cha mẹ đưa con đi dạo công viên, nên ôm con vào lòng và để trẻ xem các bé khác nô đùa, không nên cho con ngồi xe đẩy. Khi được cha mẹ âu yếm vuốt ve, con sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn. Đây mới là cách nuôi dạy trẻ thông minh. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tạo những chuyển động trước mắt con bằng cách cầm đồ chơi đung đưa qua lại để thu hút ánh nhìn của trẻ.
** Thính giác
Ở độ tuổi này cha mẹ vẫn nên duy trì việc cho con nghe những giai điệu nhẹ nhàng, nhưng cần bổ sung thêm những âm thanh khác, như là tiếng chuông kêu để giúp con ghi nhớ âm thanh tốt hơn. Vì lúc này thính giác của con vẫn chưa phát triển toàn diện nên cha mẹ cần hạn chế để con nghe những giai điệu có âm lượng lớn và mạnh mẽ như nhạc rock, tránh đưa con đến những nơi ồn ào. Cha mẹ hãy chú ý quan sát phản ứng của con trước những tiếng động lạ mà trẻ chưa nghe quen. Bên cạnh đó, việc để con nghe nhiều loại tiếng động khác nhau, chẳng hạn âm thanh trên đài radio sẽ giúp phát triển năng lực phân biệt âm thanh của con.
Cha mẹ cũng có thể cho con nghe những bài hát ru, dân ca của nhiều nước trên thế giới bằng cách truy cập vào website bive.edu.vn, chọn phần âm nhạc, chọn các bài hát từ bài 77 trở đi.
🍄🍄 Truy cập phần học âm nhạc trên Bive tại đây
** Xúc giác
Bên cạnh việc để con nắm lấy ngón tay của cha mẹ, cha mẹ còn có thể khuyến khích sự phát triển xúc giác của con bằng cách cho con cầm tờ giấy, để con xé tự do. Cha mẹ cũng có thể hướng dẫn con cách cầm, co duỗi các ngón tay. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên để con phát huy chức năng của tay thông qua các hành động như gõ, ấn, quay bằng cách cho trẻ chơi với kệ treo đồ chơi chữ A (kệ hình thang, có nhạc). Ở giai đoạn này, trẻ thường có thói quen mút tay, cha mẹ lưu ý không nên dừng đột ngột hành động này của con, vì thói quen này chính là biểu hiện của một giai đoạn phát triển mới của trẻ – khả năng tự mình cho đồ vật vào miệng. Vì vậy, cha mẹ đừng ngăn cản con, nếu không có thể làm mất đi sự tự tin của con.
** Vận động
Cha mẹ cần để con bò tự do, hoặc đặt một món đồ chơi yêu thích của con làm mục tiêu để con bò tới. Ở độ tuổi này, cho con vào khung tập đi là quá sớm, điều cha mẹ nên làm là khuyến khích con bò càng nhiều càng tốt. Nếu trẻ không muốn bò hay cứ dừng lại một chỗ, cha mẹ có thể tác động lực nhẹ vào phần chân để thúc con bò đi. Việc bò sẽ giúp phát triển hệ cơ bắp và đẩy mạnh khả năng điều tiết vận động. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Khi con đủ cứng cáp, hãy đặt một thanh xà ngang trước mặt con để con bò đến. Nâng thanh xà ngang lên cao dần để con tập vươn người lên cao hơn.
3- Các hoạt động giúp trẻ phát triển năng lực trí tuệ:
3.1 – Thủ thỉ tích cực:
Thường xuyên ôm ấp, vỗ về con và truyền cho con cảm giác yêu thương, nói với con những lời khẳng định tích cực là cách giúp con cảm thấy an toàn, được kết nối, là nền tảng để con phát triển các năng lực trí tuệ.
Những lời khẳng định tích cực của mẹ có thể về những đức tính, hành vi tốt đẹp mà mẹ muốn nuôi dưỡng cho con. Như “con là một em bé thật là ngoan, con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, có giấc ngủ sâu”…
Việc khẳng định tích cực với bé nhỏ chưa hiểu được lời nói hiệu quả bao nhiêu phụ thuộc phần lớn vào cảm giác của mẹ. Mẹ càng cảm thấy thoải mái, an tâm, tin tưởng thì việc khẳng định tiềm thức càng có hiệu quả với con.
Trong giai đoạn này mẹ nên tự nói vì con rất thích giọng của mẹ. Nhưng mẹ có thể tham khảo một số lời khẳng định tích cực cho bé tại đây:
🍄🍄 Truy cập phần thủ thỉ tiềm thức của Bive
Trước khi thủ thỉ tích cực cùng con, mẹ nên đưa bản thân về trạng thái thư giãn hay còn gọi là trạng thái Alpha. Ngồi bình tĩnh, hít thở sâu và nghe nhạc sóng não là cách rất tốt để hỗ trợ mẹ.
🍄🍄 Truy cập nhạc sóng não alpha trên Bive tại đây.
3.2 Thẻ flashcard:
Cha mẹ có thể giới thiệu thẻ flashcard giấy cho bé từ khoảng 4 tháng tuổi. Các loại thẻ bé có thể học là thẻ toán học, thẻ hình ảnh, thẻ chữ… Có thể bắt đầu từ 10 thẻ mỗi ngày, ngày hôm sau bỏ bớt 2 thẻ cũ rồi thêm vào 2 thẻ mới. Tùy vào mức độ tập trung của trẻ mà mẹ có thể tăng dần lượng thẻ lên.
Ba mẹ có thể tải bộ thẻ flashcard giấy đơn giản cho con tại đây nhé
🍄🍄 Truy cập file thẻ flashcard cho trẻ.
3.3- Sử dụng các loại thẻ tranh bài hát, bài thơ, thẻ kích thích tư duy cho bé:
Vừa hát vừa tráo thẻ cho con giúp con thư giãn, tăng vốn từ vựng và khả năng ghi nhớ hình ảnh cho con.
Các tráo thẻ bài hát cho con:
.
🍄🍄 Truy cập thẻ tranh bài hát của Bive
🍄🍄 Truy cập thẻ tranh bài thơ của Bive
🍄🍄 Truy cập bộ thẻ tranh kích thích tư duy trên Bive
Các hoạt động học thẻ flashcard và thẻ bài hát, bài thơ nên được diễn ra trong không khi vui vẻ, thân thiện. Mẹ hãy sử dụng khả năng quan sát và lắng nghe của mình để tìm ra thời điểm thích hợp, vui vẻ để tương tác cùng con.
3.4 – Đọc sách tranh
Cha mẹ nên chọn những cuốn sách tranh ảnh to, ít chữ để đọc cũng con mỗi ngày. Duy trì thói quen đọc sách từ nhỏ sẽ giúp con yêu thích việc đọc, mở rộng vốn từ và khả năng tư duy của con.
Cha mẹ nên đọc sách cho con với giọng điệu vui tươi, trầm bổng, thu hút nhất có thể để giúp con cảm thấy đây là một hoạt động thật thú vị.
3.5 – Đưa âm nhạc vào cuộc sống
Việc thường xuyên cho trẻ nghe những giai điệu hay và cảm nhận nhịp điệu bằng cách nhún nhảy theo nhạc sẽ rất tốt cho trí nhớ thính giác của trẻ. Cho trẻ nghe các bài hát trong chương trình âm nhạc của Bive hoặc các bản nhạc nổi tiếng thế giới đều rất tốt.
3.6 – Các trò chơi bắt chước:
Trí tuệ của trẻ cũng phát triển thông qua các hoạt động bắt chước, chẳng hạn như bắt chước khẩu hình miệng, vỗ tay, xoa bàn tay, nắm tay, gõ hai món đồ chơi vào nhau, liếm môi, lấy tay vỗ nhẹ lên đầu v.v… Khi chơi trò xếp nhà cao tầng với con, cha mẹ hãy xếp thật cao và khuyến khích con xếp một tòa nhà cao khác giống như vậy. Sau đó, hãy thử đặt ngôi nhà cao tầng vừa mới xếp xong ở phía sau cái gối để xem con sẽ làm gì. Chắc hẳn, con sẽ lay cái gối thật mạnh làm cho ngôi nhà đổ sụp xuống, nhưng khi lặp đi lặp lại việc này nhiều lần, con sẽ biết lấy cái gối ra mà không làm ngã ngôi nhà.
3.7 – Các trò chơi phát triển giác quan:
Hãy cho con cầm nắm, tiếp xúc với nhiều chất liệu khác nhau như vải, giấy, các loại trái cây có vỏ sần, nhẵn, các loại thức ăn trơn, dính sẽ giúp con phát triển xúc giác. Cho con ngửi nhiều loại hương thơm như hương hoa, hương trái cây các loại sẽ giúp con phát triển khứu giác. Để con nếm thử nhiều loại thức ăn phù hợp với độ tuổi sẽ giúp con phát triển vị giác. Tất cả các giác quan này đều quan trọng.
3.8 – Học qua nghe tiềm thức:
Nghe là một kênh quan trọng để trẻ học hỏi và tiếp thu các kiến thức. Khi trẻ chưa học các bài học toán, tiếng Việt, tiếng Anh, âm nhạc… trên Bive qua video, mẹ có thể bật các bài học để trẻ nghe mà không cần nhìn vào bài học.
Hy vọng qua hướng dẫn chi tiết này, cha mẹ sẽ có những kiến thức và công cụ hữu ích để đồng hành giáo dục sớm cùng con!
Nếu ba mẹ chưa có tài khoản sử dụng Website bive.edu.vn, hãy liên hệ đại lý đang hỗ trợ bạn nhé!